Tìm hiểu xe hơi Frankfurt đầu tiên năm 1951

BMW đã từng bị thua lỗ lớn từ các nhà máy tại Đông Đức và bị hạn chế sản xuất do Iron Curtain (Bức màn sắt) tại Tây Đức. Tuy nhiên,

Triển lãm xe hơi quốc tế của Đức được tổ chức tại Berlin vào cuối thế kỷ XIX và sau đó được chuyển sang tổ chức tại lần đầu tiên vào năm 1951.

Triển lãm xe hơi quốc tế đầu tiên của Đức được tổ chức tại Berlin vào năm 1897 nhưng lại không trở thành sự kiện thường niên do suy thoái kinh tế và chiến tranh thế giới. Phải đến năm 1951, Đức mới tiếp tục tổ chức lại sự kiện này tại Frankfurt.

Diễn ra từ ngày 19 đến 21/04/1951, Triển lãm là triển lãm xe hơi quốc tế lớn nhất của Đức sau chiến tranh. Sự kiện này đã thu hút 518 nhà trưng bày, và hơn 470 nhà trưng bày đến từ Tây Đức.

Vào lúc đó, sự hồi phục của ngành công nghiệp xe hơi Đức được thể hiện rõ nét nhất qua sự kiện triển lãm xe hơi Frankfurt. Với quy mô lớn và những phần trình bày công phu, Frankfurt gây ấn tượng lớn bởi sự độc đáo và đặc sắc hơn hẳn so với các triển lãm xe hơi quốc tế khác.

Mercedes-Benz, Volkswagen, Ford và Auto Union đã mang đến triển lãm 30 hoặc 40 mẫu xe mới nhất của họ. Gian trưng bày của Volkswagen được miêu tả như “một thánh đường siêu thực của xe hơi”. Hai mẫu xe mới của Mercedes-Benz, Type 300 và Type 220, tỏa sáng rực rỡ dù sự hồi sinh của BMW cũng rất đáng chú ý.

BMW đã từng bị thua lỗ lớn từ các nhà máy tại Đông Đức và bị hạn chế sản xuất do Iron Curtain (Bức màn sắt) tại Tây Đức. Tuy nhiên, đến với triển lãm Frankfurt, BMW cho ra mắt một nguyên mẫu mới, đánh dấu sự ra đời của mẫu xe hơi mới, Type 501.

Vào thời điểm đó, đa phần các hãng xe Đức chỉ được mở bán tại thị trường nội địa, và các yêu cầu về dân số có tác động lớn tới thiết kế xe. Trong khi các mẫu xe cỡ nhỏ với giả rẻ được ưa chuộng, nhưng các nhà sản xuất xe hơi Đức vẫn nhận thức được rằng các mẫu xe của họ sẽ chạy trên những xa lộ lớn, kể cả những mẫu xe nhỏ nhất cũng được thiết kế để có công suất lớn nhất có thể.

Triển lãm này nhấn mạnh sự hồi phục nhanh chóng của ngành sản xuất tại Đức, dù nỗi buồn chiến tranh vẫn còn đọng lại. Sự hồi phục của ngành công nghiệp tại Tây Đức được chứng minh bởi các số liệu xuất khẩu xe hơi tới những thị trường giá trị và những nhà máy mới bận rộn. Các nhà sản xuất Đức đã chứng minh cho các nhà sản xuất nước ngoài thấy Đức đã vượt qua sự tàn phá của chiến tranh mà hồi sinh mạnh mẽ.

Frankfurt là một minh chứng của các quận bị bỏ hoang, đường phố chỉ toàn là nhà cửa đổ nát. Nhưng sự đổ nát ấy đối nghịch hẳn với các dãy nhà mới với nhà máy, văn phòng và số lượng xe hơi tăng nhanh trên phố lúc bấy giờ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *